Hiện tượng kinh nguyệt ra ít, không đều hoặc rối loạn trong tuổi dậy thì, đây là biểu hiện dễ nhận biết của bệnh phụ khoa ở nữ giới. Vậy để biết được những cách chữa kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì hiệu quả? Chúng ta cùng tham khảo những gợi ý từ bài viết sau đây.
Cách chữa kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Thế nào là kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt bao gồm những triệu chứng như: kinh ra không đều, rong kinh kéo dài, tắc kinh và kinh nguyệt ra ít, ... Kinh nguyệt không đều thường gặp ở nữ giới ở mọi lứa tuổi nhất là thời điểm dậy thì.
Chu kỳ kinh nguyệt đều và ổn định phụ thuộc vào tùy cơ địa mỗi người. Triệu chứng này thường kéo dài từ khoảng 28 - 32 ngày. Thời điểm bắt đầu chu kỳ kinh dao động từ 3 - 7 ngày. Lượng máu mà nữ giới mất đi trong kỳ kinh khoảng 60 - 80ml.
Kinh nguyệt nữ giới ra một cách thất thường, tương đương lượng máu kinh mất đi, chỉ bằng một nửa của những tháng ổn định. Cụ thể, lượng kinh thường dao động từ khoảng 20 - 30ml.
Kinh nguyệt xuất hiện ở tuổi dậy thì
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu thường rất khó để chị em xác định được, lượng kinh nguyệt mất đi trong mỗi tháng. Để biết điều này, nữ giới cần căn cứ vào ngày “đèn đỏ” và lượng máu chảy ra.
Khi số ngày kinh chảy ra hoặc lượng máu kinh thấm ở băng vệ sinh quá ít. Đây rất có thể là tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Ngoài ra, màu máu kinh cũng phản ánh hiện tượng kinh nguyệt có thất thường hay không. Thông thường, kinh nguyệt sẽ ra nhiều trong những ngày đầu và có màu đỏ, đến khi gần hết sẽ chuyển sang màu đỏ sậm, hơi nâu một chút.
Nếu kinh nguyệt của bạn có dấu hiệu ra ít kèm theo màu nâu, nâu đen thì đó là những biểu hiện bất thường. Điều này cần được Bác sĩ kiểm tra, thăm khám để việc điều trị được chính xác.
Nên gặp trực tiếp Bác sĩ Chuyên khoa để được tư vấn
Theo các Chuyên gia cho biết thêm, nếu thấy lượng kinh nguyệt ra ít kèm theo màu nâu, đen, ... kéo dài ngày thì đây là biểu hiện của bệnh rong kinh.
Những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều?
Những bệnh lý từ kinh nguyệt sẽ gây ra nhiều bất tiện cho các chị em, nhưng sự có mặt của kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng, đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới. Khi nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt, chứng tỏ cô gái đã đến tuổi dậy thì và hoàn toàn có khả năng sinh sản.
Khi kinh nguyệt chảy ra ít, đây có thể là những dấu hiệu cho thấy cơ thể phái nữ đang bất thường. Dưới đây là những biểu hiện của kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì:
Nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra không đều
Tinh thần luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, stress, cơ thể mệt mỏi, chế độ ăn uống thiếu khoa học;
Tình trạng thiếu hụt các loại Vitamin cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu hoạt động của các bộ phận sinh dục nữ. Điều này sẽ dẫn đến kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì;
Hiện tượng rối loạn ở tuyến dưới đồi và tuyến yên: Đây là bộ phận có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của buồng trứng. Vị trí này tiết ra Hormone Estrogen và Progesterone. Vì vậy, khi 2 vùng này bị rối loạn, có thể khiến cho kết cấu của lớp niêm mạc trong cổ tử cung biến đổi, dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ra không đều.
Do ảnh hưởng bởi các bệnh lý về hai bên buồng trứng: Phổ biến nhất là hội chứng buồng trứng đa nang;
Hiện tượng màng tử cung bong ra bất thường, cùng với những bệnh lý như: viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ...
Những lưu ý ngăn ngừa tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Đâu là cách chữa kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì hiệu quả? Khi mới bước vào tuổi dậy thì, âm đạo các cô gái sẽ xuất hiện kinh nguyệt khi đến tháng. Các bạn gái nên chăm sóc kỹ lưỡng vùng kín của mình, tránh để âm đạo viêm nhiễm.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Sau đây là những lưu ý giúp đẩy lùi tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì:
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, tránh thức ăn cay nóng;
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Không được lạm dụng các chất kích thích như: rượu, thuốc lá, bia, cà phê, nước ngọt có ga, ...
Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao đều đặn, tránh tình trạng lo lắng, stress, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, ...
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày. Tuyệt đối không được thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo;
Nên giữ bộ phận sinh dục luôn được khô ráo, thoáng mát. Thay quần lót 2 lần/ngày.
Khi đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, nữ giới chúng ta nên thay băng vệ sinh thường xuyên, cách nhau 4 tiếng/lần.
Nếu bạn thấy những dấu hiệu bất thường ở âm đạo, kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều kèm theo những triệu chứng như: đau bụng dưới rốn dữ dội, xuất hiện máu đông, máu có hiện tượng vón cục số lượng nhiều, mệt mỏi, … các chị em nên đến ngay Trung tâm Y tế để được Bác sĩ thăm khám và có hướng xử lý phù hợp, tránh gây những biến chứng về sau.